Mục lục
Dị vật mũi là gì?

Dị vật mũi là cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ
Dị vật mũi là bệnh hay gặp trong cấp cứu rất thường gặp ở trẻ em do trẻ khi chơi thường nghịch ngợm nhét những vật như giấy, nút cao su, nhựa, khuy áo, hạt cườm, đoạn dây nhựa, dây thép, các hạt hữu cơ vào mũi. Dị vật mũi thường gặp ở người lớn là mảnh bông, mảnh gạc, bệnh lý có sỏi ở mũi…
Thực tế, có trường hợp dị vật mũi ở trẻ cha mẹ có thể xử lý nhanh tại nhà, trong trường hợp dị vật nông, dễ dàng nhìn thấy. Tuy nhiên, trường hợp dị vật nằm sâu bên trong mũi, cha mẹ không xác định được đó là dị vật gì thì cần phải đưa bé đến cơ sở y tế để lấy dị vật ra bằng các dụng cụ chuyên khoa, tránh trường hợp cố lấy dị vật lại càng đẩy dị vật vào sâu hơn, gây nguy hiểm hơn cho trẻ.
Lấy dị vật mũi là thao tác y tế nhằm mục đích đưa dị vật ra khỏi mũi, trả lại sự thông thoáng cho hốc mũi, tránh gây những biến chứng xấu tại mũi.
Biến chứng dị vật trong mũi nếu không được xử lý

Mắc dị vật mũi khiến trẻ quấy khóc
Dị vật ở mũi không được xử trí lấy ra sẽ gây bệnh ở niêm mạc mũi: viêm mũi, phù nề và xuất tiết, loét mũi… Có thể gây tắc mũi một bên, chảy mũi đặc và thối, có khi kèm chảy máu.
Trường hợp người lớn có dị vật trong mũi không được xử lý cũng gây khó thở, rất nguy hiểm với những trường hợp người có tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp có biểu hiện khó thở.
Hoặc
Lấy dị vật mũi an toàn không đau tại Bệnh viện Thu Cúc
Quy trình lấy dị vật mũi

Kẹp lấy dị vật mũi
+ Phương tiện thực hiện thủ thuật lấy dị vật mũi khá đơn giản, bao gồm bộ khám mũi và lấy dị vật, bông, bấc để có thể phải nhét bấc, thuốc co mạch, thuốc tê tại chỗ, máy hút.
+ Đối với đối tượng trẻ nhỏ có dị vật mũi thường được bác sĩ gây mê ngắn trước khi tiến hành thủ thuật.
+ Trường hợp dị vật mới mắc, dễ lấy có thể thực hiện lấy bằng móc kéo từ sau ra trước.
+ Trường hợp dị vật để lâu, khó lấy, bác sĩ cần thực hiện:
- Cố định đầu người bệnh cẩn thận, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ
- Hút sạch mũi, mủ, chất xuất tiết ở hốc mũi
- Bác sĩ tiến hành đặt vào mũi bấc có thấm thuốc co mạch làm cho hốc mũi rộng ra. Người bệnh được nhỏ 1 – 2 giọt thuốc tê niêm mạc làm tê tại chỗ. Bác sĩ tiếp tục banh mũi, dùng móc luồn ra phía sau của dị vật rồi kéo dị vật ra ngoài.
- Sát khuẩn mũi bằng cách nhỏ bằng Argyrol 1-3%. Sau đó bệnh nhân cũng thực hiện quá trình sát khuẩn này trong 3 ngày đầu, mỗi ngày 2 lần.
Trường hợp dị vật nằm quá lâu đã vôi hóa, có thể phải dùng đến phẫu thuật mũi để lấy.
Ưu điểm khi lấy dị vật mũi tại Bệnh viện Thu Cúc

Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi
- Bác sĩ chuyên khoa giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và lấy dị vật cho người bệnh. Thao tác lấy dị vật nhanh, dứt khoát và nhẹ nhàng đảm bảo không đau đớn
- Trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo lấy dị vật dễ dàng
- Môi trường khám bệnh thân thiện, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh
- Thủ tục thăm khám nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
- Bệnh viện áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh tiết kiệm chi phí, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người bệnh.
Chăm sóc và theo dõi sau lấy dị vật mũi như thế nào?
Bệnh nhân sau lấy dị vật mũi được theo dõi cẩn thận, nhất là tình trạng chảy máu mũi. Tùy theo mức độ chảy máu mà người bệnh có thể được nhét bấc mũi trước hay không.
Trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật để lấy dị vật mũi, người bệnh lại càng phải theo dõi chặt chẽ hơn và chỉ được xuất viện khi có chỉ định.
Hoặc