Mục lục
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nhiều biểu hiện của các bệnh đường hô hấp khác, thậm chí có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm xoang dị ứng. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng bội nhiễm có một số triệu chứng đặc trưng sau:
Chảy nước mũi
Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ gây kích ứng, khiến bệnh nhân sẽ hắt hơi thành một tràng dài, không kiểm soát được và dẫn đến tình trạng chảy nước mũi.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là biến chứng nhẹ của viêm mũi dị ứng
Nước mũi đặc, màu vàng đục
Ở những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm, nước mũi thường có màu vàng đục và chảy theo từng đợt.
Ngứa mũi
Hiện tượng ngứa mũi là do niêm mạc phản ứng trước các dị nguyên, tác nhân gây dị ứng mũi.
Tắc nghẹt mũi
Do dịch trong mũi dẫn lưu kém, người bệnh có thể bị ngạt một bên hoặc cả hai bên mũi. Niêm mạc mũi bị phù nề, sưng tấy khiến bệnh nhân rất khó chịu, Hô hấp khó khăn nên họ thường xuyên phải thở bằng miệng.

Chảy nước mũi là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Một số nguyên nhân chính thường gặp gây nên bệnh viêm mũi bội nhiễm là:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Sự “tấn công” mạnh mẽ của một số loại vi khuẩn và virus có hại tại mũi là nguyên nhân hàng đầu gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm
- Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, các loại virus và vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ và biến đổi khôn lường khiến bạn dễ mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm hơn
- Dị ứng: tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, nấm mốc, lông động vật… có thể khiến người bệnh dễ mắc chứng viêm mũi dị ứng
- Di truyền: nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh này thì bạn cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh
- Sức đề kháng: sức đề kháng yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus và vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh
- Bệnh lý: Những người bị viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tăng nặng thành dạng bội nhiễm.

Virus, vi khuẩn, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi,…đều có thể là tác nhân gây bệnh
Biến chứng bệnh viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ.
Nếu chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị, viêm mũi bội nhiễm rất có thể sẽ biến chứng nghiêm trọng thành các bệnh liên quan như:
- Viêm xoang do sưng nề các cuốn mũi, tắc các lỗ dẫn lưu dịch từ xoang xuống mũi
- Viêm mũi xoang nhiễm trùng do ứ đọng dịch tiết kéo dài trong mũi
- Viêm họng, viêm thanh quản do bệnh nhân tịt mũi và phải thở bằng miệng.

Viêm mũi dị ứng có thể biến chứng thành viêm xoang nếu không điều trị kịp thời
Cách điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Như đã nói ở trên, viêm mũi dị ứng bội nhiễm càng được phát hiện và điều trị kịp thời thì cơ hội khỏi bệnh càng cao.
Tuy nhiên nhiều người lại thường chủ quan và điều trị sai hướng. Nguyên nhân là do viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm thường có các biểu hiện tương tự như các bệnh về đường hô hấp khác như cảm cúm, sốt,…khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Hệ quả là điều trị không hiệu quả, khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.
Do vậy, ngay khi cảm nhận những triệu chứng đầu tiên, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm và xác định nguyên nhân của bệnh này. Đó là cơ sở quan trọng để điều trị đúng hướng và hiệu quả,
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm phổ biến bao gồm: sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y và điều trị bằng mẹo dân gian.
Chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng thuốc Tây
Đây là phương pháp điều trị viêm mũi bội nhiễm chủ yếu hiện nay. Các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc để kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Một số loại thuốc thường được chỉ định là:
- Thuốc kháng sinh như amoxicillin, erythromycin, cephalexin
- Thuốc chống co thắt phế quản salbutamol theophylline
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc an thần
- Thuốc long đờm
- Thuốc kháng viêm…

Điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiệm bằng thuốc Tây là phương pháp phổ biến hiện nay
Bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần theo dõi để có sự điều chỉnh phù hợp. Bởi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ xuất hiện nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay khi thấy cơ thể có các biểu hiện khó thở, đau tức ngực, tím tái toàn thân.
Đông y trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Ngoài thuốc Tây, một số bài thuốc Đông y có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng, Các loai thuốc này có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính và không gây ra các tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Các bài thuốc Đông y này thường được bào chế từ các thảo dược tự nhiên như bồ công anh, bạc hà, kim ngân hoa, bách bộ…
Công dụng của chúng là thanh nhiệt, tán hàn, giải độc và nâng cao sức đề kháng để bệnh nhân mau khỏi bệnh. Thuốc Đông y thường phát huy tác dụng từ từ. Do vậy, người bệnh cần hết sức kiên trì mới có thể điều trị theo phương pháp này.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa Đông y uy tín.
Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mẹo tại nhà
Đối với những trường hợp viêm nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục… Nhờ đó cải thiện tình trạng bệnh.
Các phương pháp phổ biến thường được áp dụng là chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối, tỏi, gừng, cây giao…
Tốt nhất bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám khi phát hiện các biểu hiện của bệnh và được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp. Bởi sử dụng nhầm hoặc không đúng cách các bài thuốc dân gian này có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng các loại thảo dược tự nhiên tại nhà giúp cải thiện tình trạng bệnh
Phòng bệnh bằng cách nào?
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh này, bạn nên chú ý những điều sau:
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây viêm mũi dị ứng
- Vệ sinh nhà cửa và đồ dùng cá nhân thường xuyên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
- Vệ sinh mũi sạch sẽ sau khi tiếp xúc với khói bụi hoặc các dị nguyên, không sử dụng nước muối sinh lý quá thường xuyên vì có thể làm khô niêm mạc mũi, gây viêm
- Vệ sinh họng thường xuyên để ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập và phát triển
- Tăng sức đề kháng và miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin có trong rau củ quả, trái cây…tập luyện thể dục thể thao
- Uống nhiều nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời làm giảm thiểu tình trạng tắc nghẹt mũi mà bạn đang mắc phải.
- Giữ ấm vùng cổ, chân, tay.. mỗi khi chuyển mùa.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia Tai – Mũi – Họng hàng đầu. Với những thiết bị soi, chụp chuyên dụng, các bác sĩ có thể dễ dàng quan sát tình trạng viêm nhiễm, lượng dịch trong mũi và tìm ra đúng tác nhân gây bệnh, nhờ đó điều trị kịp thời và hiệu quả.
Liên hệ ngay hotline 1900558896 để được tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc bệnh viêm mũi xoang ở trẻ và đăng ký khám chữa bệnh Tai – Mũi Họng với bác sĩ chuyên khoa giỏi.